image banner
Tin tức mới nhất
Đăng nhập
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Các trường THPT, các trung tâm GDNN&GDTX tích cực ôn tập chuẩn bị thi THPT quốc gia năm 2019
Năm 2019 thi THPT quốc gia nội dung chương trình lớp 10-11-12, triển khai chủ trương ôn thi theo từng môn cụ thể, tất cả giáo viên dạy lớp 10, 11, 12 các môn có học sinh dự thi tham gia phân tích đề thi THPT QG năm 2018; các đơn vị tổ chức Hội thảo lấy ý kiến triển khai ôn tập thi để tham gia; thực hiện có hiệu quả “trường giúp trường”, “thầy giúp thầy”, “thầy giúp trò”, “trò giúp trò” trong công tác ôn thi.
Thực hiện dạy học chính khóa:
Các nhà trường chỉ đạo cán bộ, giáo viên, học sinh thực hiện nghiêm túc và đảm bảo chất lượng giờ học chính khóa; nâng cao chất lượng dạy học chính khóa là giải pháp căn bản để trang bị kiến thức cho học sinh dự thi.
Thực hiện việc dạy học phân hóa theo đối tượng học sinh trong các giờ học chính khóa; tăng cường công tác dự giờ, rút kinh nghiệm để kịp thời điều chỉnh nội dung, phương pháp dạy học cho phù hợp, hiệu quả theo hướng khắc sâu kiến thức cơ bản, hạn chế ghi nhớ máy móc.
Phân loại nhận thức cho học sinh:
Các đơn vị tư vấn cho học sinh lựa chọn bài thi tự chọn phù hợp với năng lực, sở trường của bản thân và phù hợp với khả năng đáp ứng của nhà trường, đặc biệt là năng lực của đội ngũ giáo viên hiện có.
 Trước khi tổ chức ôn tập, các đơn vị kiểm tra, phân loại đối tượng học sinh theo năng lực nhận thức đối với các môn tổ chức ôn tập để chia các nhóm, lớp ôn tập đảm bảo hiệu quả; bàn giao chất lượng của học sinh, nhóm học sinh cho giáo viên và yêu cầu giáo viên cam kết chất lượng đối với từng nhóm, lớp trực tiếp dạy ôn tập. 
Trong quá trình ôn tập, các đơn vị định kì kiểm tra để đánh giá mức độ tiến bộ của học sinh, đồng thời phân loại lại, sắp xếp lại các nhóm, lớp ôn tập.
 Xây dựng tài liệu, chương trình, kế hoạch ôn tập:
Xây dựng tài liệu ôn tập theo chuyên đề, chủ đề, có lồng ghép cả kiến thức lớp 10, 11 và lớp 12 đảm bảo lô-gic, khoa học.
Chỉ nên lựa chọn các nội dung cần thiết, phù hợp với đối tượng học sinh để ôn tập, bổ sung thêm kiến thức cho học sinh; các nội dung học sinh có thể tự học thì hướng dẫn học sinh tự đọc và tham khảo tài liệu.
 Biên soạn các bài kiểm tra và hệ thống câu hỏi trắc nghiệm (trừ môn Ngữ văn theo hình thức tự luận) theo chuyền đề, chủ đề hoặc theo từng giai đoạn ôn tập để đánh giá sự tiến bộ của học sinh.
Phương pháp, hình thức ôn tập:
Việc giảng dạy các bài ôn tập trên lớp phải được thực hiện theo hướng tổ chức các hoạt động học của học sinh nhằm phát huy, rèn luyện tính chủ động của học sinh, nâng cao ý thức và trách nhiệm của học sinh trong quá trình học, tránh nhồi nhét kiến thức hoặc học tủ, học vẹt; không dạy lặp lại trình tự kiến thức như các giờ học chính khóa mà cần làm rõ hơn, khắc sâu bản chất vấn đề cho học sinh dễ nhớ, dễ hiểu.
Giáo viên sử dụng PPDH phù hợp với từng đối tượng học sinh, sử dụng linh hoạt các kỹ thuật dạy học và hình thức tổ chức các hoạt động học của học sinh tránh nhàm chán, nặng nề về tâm lý cho học sinh. Cần có các biện pháp động viên, khích lệ sự cố gắng và tiến bộ của học sinh.
Tùy theo đặc trưng của từng bộ môn có thể tiến hành ôn tập kiến thức từ tổng thể đến chi tiết, từ khái quát đến cụ thể. Để tránh nhàm chán trong giờ ôn tập, đồng thời phát huy tính tích cực tự học của học sinh, trước mỗi buổi ôn tập, giáo viên hướng dẫn học sinh chuẩn bị ở nhà có phân công nhiệm vụ, yêu cầu cần đạt cụ thể.
Giáo viên nên xây dựng các câu hỏi ngắn (hoặc hướng dẫn học sinh tự xây dựng) để khắc sâu kiến thức ở từng nội dung. Mỗi đơn vị kiến thức cơ bản nên xây dựng nhiều dạng câu hỏi khác nhau hoặc ở các khía cạnh khác nhau. Không nên xây dựng quá nhiều câu hỏi trong một giờ ôn tập mà cần xây dựng các câu hỏi có nhiều mức độ nhận thức khác nhau trong một đơn vị kiến thức.
Trong quá trình luyện tập, giáo viên cần phân tích từng câu hỏi và các phương án trả lời để học sinh khắc sâu kiến thức, nắm được bản chất kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm bài.
Coi trọng việc hướng dẫn học sinh tự học và ôn tập ở nhà, ở khu bán trú-nội trú để nâng cao hiệu quả ôn tập.
Quản lí công tác ôn tập:
Việc nâng cao chất lượng và hiệu quả các giờ dạy ôn tập là một nội dung quan trọng trong sinh hoạt chuyên môn của các tổ/nhóm chuyên môn. Do đó, các đơn vị cần tăng cường công tác dự giờ, phân tích, góp ý các giờ dạy ôn tập theo hướng nghiên cứu bài học. Nội dung này phải được thể hiện trong các buổi sinh hoạt chuyên môn của các tổ/nhóm chuyên môn.
Cán bộ quản lí, giáo viên chủ nhiệm và các giáo viên bộ môn trực tiếp dạy các nhóm, lớp ôn tập phải có các giải pháp để theo dõi, nâng cao tỉ lệ chuyên cần, sự tiến bộ và ý thức học tập của học sinh. Việc quản lý đối với công tác ôn tập (giờ ôn tập trên lớp, hồ sơ sổ sách, nền nếp của giáo viên và học sinh)  được thực hiện như giờ học chính khóa.  Đồng thời việc ôn tập thực hiện nghiêm túc đúng quy định tại các văn bản hướng dẫn về dạy thêm học thêm.
Kiểm tra, đánh giá mức độ tiến bộ của học thông báo cho học sinh, cha mẹ học sinh được biết.Thông qua kết quả của các bài kiểm tra định kì trên để đánh giá hiệu quả giảng dạy của giáo viên; từ đó có các giải pháp cụ thể đối với từng giáo viên về điều chỉnh phương pháp dạy học, phân công lại giáo viên ôn tập cho phù hợp. Có các giải pháp khắc phục dạy  ôn tập đối với các giáo viên yếu kém về năng lực chuyên môn hoặc thiếu trách nhiệm trong công tác ôn tập, giáo dục học sinh.