image banner
Tin tức mới nhất
Đăng nhập
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Tin tuyên truyền: Nội dung văn bản Số 23 - CTr/HU ngày 3/12/2021 của Huyện uỷ Mường Khương về chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 11 - NQ/TU, ngày 27/8/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Lào Cai về phát triển du lịch tỉnh Lào Cai đến năm 2030,tầm nhìn đến năm 2050

    Nằm ở phía Đông Bắc của tỉnh Lào Cai. Mường Khương là mảnh đất hội tụ của 14 dân tộc anh em trên vùng đất giàu truyền thống lịch sử và văn hóa. Gắn liền với tiến trình cách mạng của cả nước do Đảng cộng sản Việt nam lãnh đạo. 70 năm mùa xuân đi qua kể từ ngày giải phóng huyện Mường Khương. Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc trong huyện luôn đoàn kết, chung sức, đồng lòng vượt qua mọi khó khăn, thách thức, giành được những chiến công vang dội trong chiến đấu chống kẻ thù xâm lược, thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ trong công cuộc đổi mới, xây dựng quê hương Mường Khương ngày càng giàu đẹp, văn minh. Nhằm đẩy mạnh hơn nữa công cuộc phát triển kinh tế, xã hội, gắn liền với hội nhập trong tình hình mới, Huyện ủy Mường Khương đã ra văn bản số 23 - CTr/HU ngày 3/12/2021 về chương trình hành động thực hiện     Nghị quyết số 11 - NQ/TU, ngày 27/8/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Lào Cai về phát triển du lịch tỉnh Lào Cai đến năm 2030,tầm nhìn đến năm 2050 với các nội dung sau:

Về mục tiêu tổng quát

    Phấn đấu đến năm 2025, Mường Khương trở thành điểm đếnvệ tinh của tỉnh,  ngành kinh tế mũi nhọn và là khâu đột phá về kinh tế của huyện. Đến năm 2030 là khu du lịch của tỉnh Lào Cai tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội nhanh, bền vững. Tạo tiền đề đến năm 2050 trở thành khu du lịch của tỉnh, có hệ thống cơ sở hạ tầng và dịch vụ du lịch đồng bộ, hiện đại, mang đậm bản sắc văn hóa đáp ứng các tiêu chuẩn du lịch quốc gia.

Về mục tiêu cụ thể

    2.1. Đến năm 2025: Phấn đấu tổng số khách đến Mường Khương đạt khoảng 16.000lượt khách du lịch. Tổng thu từ khách du lịch: bình quân mỗi lượt khách đến lưu trú lại 1,5 ngày; mức chi tiêu bình quân đạt 500.000 đồng/khách/ngày. Tổng doanh thu du lịch ước đạt 12tỷ đồng.

    2.2. Đến năm 2030: tổng số khách đến Mường Khương đạt khoảng 18.000lượt khách,bình quân mỗi lượt khách đến lưu trú lại 2 ngày,mức chi tiêu bình quân đạt 750.000 đồng/khách/ ngày doanh thu ước đạt 27 tỷ đồng.

    2.3.Đến năm 2050: Tổng số khách đến Mường Khươngđạt khoảng 25.000 lượt khách, mức chi tiêu bình quân đạt 1.000.000 đồng/khách/ngày doanh thu ước đạt 37,5 tỷ đồng.

    2.4. Phát triển 06 nhóm sản phẩm du lịch đặc hữu của vùng cao Mường Khương:Du lịch văn hóa, tâm linh; du lịch cộng đồng; du lịch nghỉ dưỡng cao cấp; du lịch sinh thái, nông nghiệp, làng nghề; du lịch thể thao mạo hiểm; du lịch sáng tạo, ẩm thực, mua sắm.

    2.5.Hoàn thiện phát triển không gian theo 03 vùng du lịch trọng điểm:

    Đối với khu vực trung tâm huyện Mường Khương và khu vực lân cận: Tập trung phát triển các sản phẩm du lịch văn hóa, chợ, sinh thái - cộng đồng (khám phá chợ phiên, thăm bản làng văn hóa, thăm quan khám phá hang động Hàm Rồng, hang động Na Măng xã Pha Long, ..., trải nghiệm vườn quýt) với việc phát triển các dịch vụ lưu trú cộng đồng.

    Đối với khu vực Bản Lầu, Bản Sen, Lùng Vai: Tập trung phát triển các sản phẩm du lịch văn hóa, sinh thái - cộng đồng (khám phá các bản làng văn hóa trải nghiệm các đồi chè, chuối, dứa, hồ sinh thái...

    Đối với khu vực Cao Sơn và khu vực lân cận: Tập trung phát triển du lịch cộng đồng, tham quan bản làng, tìm hiểu văn hóa gắn với các dự án phát triển nông thôn mới.

    2.6.Đầu tư, xây dựng, trùng tu tôn tạo các di tích lịch sử, di tích kiến trúc, di tích danh lam thắng trên địa bàn huyện như:Đền Cây 2, động Hàm Rồng, động Na Măng, động Gốc Găng(ĐềnMẫu Sảng Chảiđang được xây dựng) nhằm khai thác loại hình du lịch tâm linh, du lịch mạo hiểm một cách có hiệu quả thu hút được một lượng khách du lịch đánkể...

    2.7. Đầu tư phát triển 04 làng du lịch cộng đồng (trong đó xây dựng một làng du lịch cộng đồng mang bản sắc văn hóa đặc trưng của người Nùng, H.Mông, Dao; Quy hoạch để thu hút các nhà đầu tư, đầu tư xây dựng14 sản phẩm du lịch mới trên địa bàn huyện; lập hồ sơ đề nghị tỉnh công nhận ít nhất 06 điểm du lịch cấp tỉnh, 02 di tích cấp tỉnh (đền Cây 2, động Gốc Găng).

    2.8. Đảm bảo 100% cơ sở hạ tầng đến các điểm du lịch, làng du lịch (Toàn diện, đồng bộ).

Về nhiệm vụ, giải pháp

    1. Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng, người đứng đầu, sự vào cuộc của hệ thống chính trị, các ngành các cấp

    Tăng cường sự lãnh đạo của cấp uỷ Đảng, trọng tâm là nghiên cứu đổi mới phương thức lãnh đạo, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát của cấp ủy Đảng đối với sự nghiệp phát triển du lịch tại địa phương.Huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, các cấp, các ngành, tạo đồng thuận, trách nhiệm của người dân, doanh nghiệp trong tham gia xây dựng và thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển du lịch.

    Xác định du lịch là ngành kinh tế dịch vụ tổng hợp, có tính liên ngành, liên kết vùng, xã hội hóa cao và mang nội dung văn hóa sâu sắc, có giá trị kinh tế cao, tạo nhiều việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động, đóng góp quan trọng vào thúc đẩy tăng trưởng, phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, đối ngoại. Có cơ chế, chính sách để huy động sự vào cuộc quyết liệt, hiệu quả của cả hệ thống chính trị, doanh nghiệp và các tầng lớp Nhân dân.

2. Tuyên truyền, nâng cao nhận thức, đổi mới tư duy về phát triển du lịch

    Tập trung đổi mới công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý thức, nhận thức về phát triển du lịch có trách nhiệm, bảo vệ môi trường; huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, cộng đồng dân cư, các đơn vị kinh doanh du lịch và khách du lịch tham gia bảo vệ môi trường sinh thái, tham gia xây dựng môi trường du lịch huyện Mường Khương văn minh, lịch sự, an toàn.

    Đổi mới mạnh mẽ tư duy, phát triển du lịch theo quy luật kinh tế thị trường, bảo đảm nhất quán từ quan điểm, mục tiêu, chương trình hành động và có cơ chế, chính sách đột phá, đáp ứng yêu cầu phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn; bảo đảm hài hòa lợi ích giữa Nhà nước, doanh nghiệp và người dân trong phát triển du lịch.

    Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể các cấp đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền vận động để cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên, doanh nghiệp và Nhân dân hiểu, nắm vững chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, mục tiêu, định hướng của huyện, trách nhiệm của hệ thống chính trị, của doanh nghiệp và cộng đồng xã hội về phát triển du lịch.

    Phổ biến, nhân rộng các điển hình cách làm hay về phát triển du lịch trong huyện, kịp thời khen thưởng động viên và tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp có nhiều đóng góp tích cực vào sự phát triển du lịch của huyện.

3. Xây dựng triển khai quy hoạch; vận dụng cơ chế chính sách phát triển du lịch, sản phẩm du lịch

    Triển khai “Đề án phát triển và tổ chức không gian phát triển kinh tế - xã hội, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện Mường Khương thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050”.

    Tập trung chỉ đạo rà soát hoàn chỉnh và thực hiện Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của huyện có tích hợp quy hoạch phát triển du lịch, bảo đảm tầm nhìn chiến lược, ổn định. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước đối với công tác quy hoạch về du lịch (từ quy hoạch tổng thể đến quy hoạch vùng, quy hoạch các khu, điểm du lịch và quy hoạch từng dự án cụ thể) bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất.

    Hàng năm UBND huyện tổ chức khảo sát, điều tra, phân loại đánh giá, tổng hợp các nguồn tài nguyên du lịch để làm cơ sở hoạch định chủ trương, chính sách phát triển du lịch, thu hút đầu tư.

    Triển khai thực hiện hiệu quả Nghị quyết số 06/2021/NQ-HĐND, ngày 09/4/2021 của Hội đồng nhân dân tỉnh Lào Cai quy định một số chính sách hỗ trợ phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Lào Cai, giai đoạn 2021-2025.

    Tiếp tục triển khai kế hoạch tổ chức chợ đêm tại trung tâm huyện và thực hiện các chính sách khác liên quan đến hỗ trợ phát triển du lịch của tỉnh Lào Cai.

4. Đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất, kỹ thuật phục vụ du lịch

    Huy động và sử dụng lồng ghép các nguồn lực từ nguồn ngân sách Nhà nước đầu tư phát triển hạ tầng giao thông tại các điểm du lịch tiềm năng và trọng điểm của huyện; nâng cao khả năng kết nối giao thông giữa các điểm du lịch của huyện với các điểm du lịch của các huyện trong tỉnh và các địa phương khác.

    Tăng cường sự phối hợp của các ngành, các cấp đối với phát triển du lịch và thu hút mọi thành phần kinh tế trong xã hội tham gia phát triển du lịch. Khuyến khích các nhà đầu tư chiến lược đầu tư các khu, điểm du lịch, các dự án du lịch quy mô lớn, nhỏ, các trung tâm mua sắm, giải trí chất lượng cao; phát triển hệ thống sản phẩm du lịch đa dạng, đặc sắc, chất lượng cao; kinh phí hạ tầng số, phát triển du lịch an toàn, thân thiện,… phát triển các sản phẩm du lịch nghỉ dưỡng núi, du lịch văn hóa, du lịch sức khoẻ, du lịch tâm linh, du lịch cộng đồng, du lịch thể thao mạo hiểm,....

    Thúc đẩy phát triển du lịch cộng đồng thông qua huy động nguồn lực trong Nhân dân gắn với chính sách tín dụng ưu đãi và hỗ trợ của Nhà nước trong xây dựng nông thôn mới.

5. Phát triển, đào tạo nguồn nhân lực du lịch

    Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cả về quản lý nhà nước, quản trị doanh nghiệp và lao động nghề du lịch. Đẩy mạnh công tác đào tạo, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý du lịch; công tác đào tạo, bồi dưỡng thực hành nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho lao động ngành du lịch. Tập trung công tác đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao với chủ trương lấy con người là chủ thể, là trung tâm, là nguồn lực, động lực phát triển du lịch.

    Mở rộng hợp tác, tranh thủ sự giúp đỡ về khoa học, kỹ thuật, công nghệ, tài chính, kinh nghiệm, kỹ năng,… của các tổ chức đào tạo du lịch trong nước và quốc tế. Trước mắt làm tốt công tác đào tạo ngoại ngữ và các kiến thức cơ bản về phục vụ, về văn hóa ứng xử, văn hóa giao tiếp cho đội ngũ lao động trong ngành du lịch và Nhân dân sinh sống trên địa bàn huyện. Hàng năm, dành kinh phí phù hợp từ ngân sách nhà nước, kết hợp kinh phí của doanh nghiệp, người lao động để thực hiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao.

    Phát triển mạnh nguồn nhân lựcdu lịch ưu tiên đào tạo, phát triển nguồn nhân lực tại địa phương phục vụ du lịch cộng đồng, góp phần tạo việc làm trong khu vực nông thôn, xóa đói giảm nghèo. Thu hút nguồn nhân lực du lịch có trình độ cao từ các địa phương khác về làm việc tại huyện.

6. Đẩy mạnh liên kết, hợp tác, xúc tiến quảng bá phát triển du lịch

    Xây dựng, in ấn, phát hành các video clip, tờ rơi, tập gấp, bản đồ du lịch, sổ tay du lịch và các ấn phẩm quảng bá khác bằng ngôn ngữ Anh, Pháp, Trung ...; tổ chức hoạt động trình diễn văn hóa giới thiệu du lịch Mường Khương tại Chợ đêm, các điểm du lịch.

    Xúc tiến quảng bá bằng pa nô áp phích giới thiệu hình ảnh tiềm năng du lịch của huyện tại địa giới hành chính km15, trung tâm huyện.

    Xúc tiến, quảng bá du lịch qua phương tiện thông tin đại chúng, các tạp chí uy tín về du lịch, một số báo, tạp chí tỉnh và quốc gia; internet, mạng xã hội; Trên các phương tiện truyền thông đại chúng: Truyền hình huyện, tỉnh; Báo điện tử (Vietnamnet, Dantri, laodong, vnexpress,...); Qua các trang mạng xã hội Facebook; Zalo; TikTok;...

    Xây dựng trang Web, Youtube, Fanpage du lịch Mường Khương với mục tiêu mỗi ngày ít nhất là một tin, bài đồng thời gửi tin, bài viết trên cổng du lịch thông minh tỉnh Lào Cai (laocaitourism.vn), trang thông tin du lịch Tây Bắc (dulichtaybac.vn).

Phối hợp với Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch cung cấp danh mục thu hút đầu tư thông qua tổ chức các hội nghị xúc tiến đầu tư nhằm thu hút các nhà đầu tư lớn đến với Mường Khương như: SunGroup, VinGroup, FLC, các công ty xúc tiến du lịch tại Hà Nội…

    Đổi mới phương thức, công cụ, nội dung, đẩy mạnh chuyển đổi số trong xúc tiến, quảng bá du lịch, bảo đảm thực hiện thống nhất đồng bộ, chuyên nghiệp, hiệu quả; phát huy sức mạnh của truyền thông và tăng cường quảng bá trên mạng xã hội.

7. Phát triển các thị trường, sản phẩm du lịch

    Xây dựng chiến lược phát triển thị trường du lịch đa dạng, chú trọng phát triển mạnh thị trường khách du lịch nội địa với các sản phẩm du lịch độc đáo (du lịch văn hóa, cộng đồng; sinh thái, nông nghiệp, làng nghề; du lịch thể thao; sự kiện; mua sắm; ẩm thực), đẩy mạnh hơn nữa việc phát triển thị trường khách quốc tế. Tập trung thu hút thị trường khách có khả năng chi trả cao với các sản phẩm du lịch về đêm. Mở rộng liên doanh, liên kết với các đối tác trong nước và nước ngoài, tích cực hỗ trợ các doanh nghiệp tổ chức các hoạt động phát triển thị trường, liên kết các chương trình và sản phẩm du lịch. Hình thành sản phẩm du lịch trải nghiệm nông nghiệp kết hợp nghỉ dưỡng, chăm sóc sức khỏe gắn với các sản phẩm nông nghiệp, đẩy mạnh chương trình mỗi xã một sản phẩm, sản xuất các sản phẩm mang đặc trưng phục vụ khách du lịch.

    Nghiên cứu các giải pháp phục hồi và phát triển du lịch trên địa bàn huyện trong điều kiện bình thường, sau khi dịch bệnh Covid-19 được khống chế, đẩy lùi; đề xuất các loại hình du lịch, các sản phẩm du lịch đáp ứng trong điều kiện phòng chống dịch bệnh, ứng phó với thời tiết bất thường, biến đổi khí hậu.

8. Nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước và chuyển đổi số trong du lịch

    Đề xuất mô hình tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về du lịch đặc thù, phù hợp với yêu cầu phát triển đột phá (thành lập Phòng Du lịch và thành lập Ban quản lý các di tích trên địa bàn huyện Mường Khương khi có đủ điều kiện...).

    Nâng cao năng lực cán bộ quản lý du lịch các cấp; bổ sung nhân lực và các điều kiện vật chất kỹ thuật phục vụ công tác quản lý nhà nước về du lịch. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh du lịch; các khu, điểm du lịch và các cơ sở lưu trú, dịch vụ khác.

    Tăng cường hoạt động của Câu lạc văn nghệ tại các điểm du lịch để phục vụ khách du lịch.Quản lý tốt các cơ sở lưu trú du lịch và các công ty lữ hành đưa đón khách vào địa bàn huyện huyện. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các vi phạm, sai phạm trong lĩnh vực du lịch, nhằm tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp và cộng đồng phát triển du lịch, hạn chế tình trạng nâng giá dịch vụ, bán không đúng giá niêm yết, bán hàng rong, đeo bám khách du lịch.

    Đẩy nhanh triển khai chuyển đổi số trong ngành du lịch; phát triển du lịch thông minh; xúc tiến, quảng bá, xây dựng thương hiệu du lịch Mường Khương(đặc biệt là công tác quản lý khách du lịch tại huyện Mường Khương); quản lý tốt tài nguyên du lịch, kiểm soát, giám sát và thông tin cảnh báo về các vấn đề liên quan đến hoạt động du lịch, môi trường, an ninh trật tự, giao thông,… trên cơ sở ứng dụng khoa học, công nghệ hiện đại và nền tảng công nghệ số.Phát triển hệ sinh thái du lịch thông minh; ứng dụng công nghệ số để kết nối nhằm hỗ trợ và tăng trải nghiệm cho khách du lịch. Ứng dụng rộng rãi công nghệ trong thanh toán dịch vụ du lịch hướng tới giảm thiểu thanh toán bằng tiền mặt. Ứng dụng công nghệ thông tin để hoàn thiện hệ thống thống kê du lịch; xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu ngành du lịch.

Họ tên no image
no image
Tiêu đề no image
Nội dung no image
Mã kiểm tra no image
Tin khác
1 2 3 4 5  ...