image banner
Tin tức mới nhất
Đăng nhập
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
BÀI TUYÊN TRUYỀN VỀ TẢO HÔN VÀ HÔN NHÂN CẬN HUYẾT THỐNG

BÀI TUYÊN TRUYỀN VỀ TẢO HÔN VÀ HÔN NHÂN CẬN HUYẾT THỐNG

    Thực hiện Kế hoạch số 72/ KH- UBND huyện Mường Khương ngày 03/03/2022 Kế hoạch triển khai thực hiện đề án “ Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Mường Khương năm 2022”; Trường THPT tuyên truyền đến Cán bộ, GVNV và học sinh việc giảm thiểu tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống như sau:

    Công tác dân số là một bộ phận rất quan trọng trong chiến lược phát triển đất nước. Nó không chỉ có ý nghĩa về kinh tế mà còn có ý nghĩa về văn hoá, xã hội, góp phần quyết định sự phát triển bền vững.

    Trong những năm qua Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách nhằm nâng cao chất lượng dân số và cũng dành được những kết quả đáng khích lệ. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được thì vấn đề dân số - nâng cao chất lượng dân số vẫn là một bài toán khó đòi hỏi các cấp, các ngành và cả cộng đồng cùng chung tay giải quyết.

    Ý thức được nhiệm vụ đó, trong nhiều năm qua, công tác dân số-kế hoạch hoá gia đình đã được triển khai mạnh mẽ trên địa bàn xã và huyện, đã có sự chuyển biến rõ rệt cả về nhận thức và hành động. Tuy nhiên, trong những năm qua tình trạng tảo hôn và kết hôn cận huyết thống trên địa bàn huyện Mường Khương chúng ta, vẫn tồn tại, đặt ra nhiều thách thức đối với địa phương.

Vậy tảo hôn là gì, kết hôn cận huyết thống là gì?

          Tảo hôn là trường hợp kết hôn trong đó cô dâu và chú rể hoặc một trong hai người là trẻ em hoặc là người chưa đến tuổi kết hôn (nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên mới được đăng ký kết hôn)

          Hôn nhân cận huyết thống: là hôn nhân nội tộc, chỉ những cặp hôn nhân trong cùng một nhóm thân tộc, họ hàng bởi luật tục hoặc tập quán quy định có mối quan hệ huyết thống với nhau theo dòng họ mẹ hoặc dòng họ cha. 

            Thực tế đã chứng minh rằng, tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống để lại nhiều hệ lụy cho gia đình và xã hội. Kết hôn sớm làm mất đi cơ hội học tập, việc làm, giảm chất lượng dân số, sức khỏe bà mẹ và trẻ em. Những đứa trẻ sinh ra từ những cặp vợ chồng hôn nhân cận huyết thống dễ có nguy cơ mắc các bệnh di trưyền do sự kết hợp của các gen mang bệnh. Bệnh tan máu bẩm sinh là một ví dụ, trẻ có thể bị biến dạng xương mặt, bụng phình to, nguy cơ tử vong rất cao. Hôn nhân cận huyết thống và tảo hôn làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến nòi giống, phát triển trí tuệ, chất lượng dân số và nguồn lực. Tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống vừa là nguyên nhân và cũng chính là hậu quả của sự nghèo đói, sự phát triển thiếu toàn diện.

          Qua khảo sát và báo cáo của các huyện, thị xã, thành phố từ năm 2015 đến 2020 trên địa bàn tỉnh có 2.585 trường hợp tảo hôn và 47 cặp kết hôn cận huyết thống; tình trạng tảo hôn và hôn nhận cận huyết thống chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số, chiếm đa số là đồng bào dân tộc Mông, dân tộc Dao; tình trạng này xảy ra tại 8/9 huyện, thị xã, thành phố; trong đó huyện Mường Khương có 482 trường hợp tảo hôn, huyện Si Ma Cai có 471 trường hợp tảo hôn và 04 cặp hôn nhân cận huyết thống, huyện Bắc Hà có 407 trường hợp tảo hôn và 10 cặp hôn nhân cận huyết thống, thị xã Sa Pa có 367 trường hợp tảo hôn và 25 cặp hôn nhân cận huyết thống, huyện Bát Xát có 303 trường hợp tảo hôn và 05 cặp hôn nhân cận huyết thống, huyện Bảo Yên có 241 trường hợp tảo hôn, huyện Văn Bàn có 190 trường hợp tảo hôn và 03 cặp hôn nhân cận huyết thống, huyện Bảo Thắng có 124 trường hợp tảo hôn.

    Nguyên nhân của tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống gia tăng trong những năm gần đây là do ảnh hưởng của tập quán lạc hậu, ăn sâu vào nhận thức của người dân, chi phối trong đời sống, sinh hoạt của đồng bào dân tộc thiểu số: Lấy vợ lấy chồng sớm để có thêm lao động, để có đông con nhiều cháu, bậc cha mẹ sớm được lên chức ông, bà… Nữ sớm có chỗ dựa, nam lấy vợ sẽ nhanh chóng trưởng thành trụ cột, sớm ra ở riêng vì còn đông em trong nhà…; trong hôn nhân cận huyết thống, đồng bào dân tộc thiểu số quan niệm cứ khác họ là lấy nhau được. Bên cạnh nhận thức của đồng bào thì năng lực, trình độ của cán bộ làm công tác tuyên truyền ở tuyến cơ sở cũng còn yếu, hiệu quả chưa cao; cùng với đó các địa phương chưa có các giải pháp hữu hiệu và chế tài đủ sức răn đe nhằm giảm thiểu, ngăn chặn tình trạng tảo hôn đang diễn ra tại địa bàn.

Chúng ta cần phải làm gì để ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống?

    Thứ nhất:  Không ngừng tuyên truyền, vận động kết hợp giáo dục, định hướng nghề nghiệp để các đối tượng (học sinh, thanh thiếu niên, các bậc cha mẹ) được nâng cao nhận thức về tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống cũng như hệ lụy của nó đối với cá nhân, gia đình và xã hội; nâng cao ý thức trách nhiệm của bản thân đối với gia đình, xã hội trong việc tuân thủ pháp luật, xây dựng một thế hệ tương lai khỏe về thể chất, tốt về trí tuệ, tinh thần.

    Thứ hai: Rất cần thiết hoàn thiện thể chế pháp luật để nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về vấn đề tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống.

    Thứ ba: Xây dựng và thực hiện các chính sách thúc đẩy phát triển kinh tế- xã hội các xã vùng khó khăn gắn với phát triển bền vững; tăng cường đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, phát triển sản xuất; phụng dựng, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của các tộc người thiểu số để khơi dậy lòng tự hào dân tộc, lấn át các luồng văn hóa ngoại lai độc hại.

                                             Người viết bài : Lý Ngát – Tổ HĐNGLL

Họ tên no image
no image
Tiêu đề no image
Nội dung no image
Mã kiểm tra no image
Tin khác
1 2 3 4 5  ...